Từ khóa: Yên Bái

Công ty cổ phần Lâm nông sản, thực phẩm Yên Bái: Đứng vững trên thương trường

Dây chuyền chế biến giấy vàng mã của Công ty cổ phần Lâm nông sản thực phẩm Yên Bái.

Công ty cổ phần Lâm nông sản, thực phẩm Yên Bái tiền thân là Nhà máy Giấy Yên Bái được thành lập năm 1972. Đến năm 1994 đổi tên là Công ty Chế biến lâm nông sản, thực phẩm Yên Bái. Năm 2004 đánh dấu một bước ngoặt quan trọng khi Công ty bắt đầu chuyển đổi mô hình sở hữu từ doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần với ngành nghề kinh doanh chính là chế biến, gia công, kinh doanh lâm nông sản thực phẩm, chế biến tinh bột sắn, tinh dầu quế, sản xuất giấy đế và gia công vàng mã xuất khẩu.

Mặc dù gặp nhiều khó khăn do sự cạnh tranh gay gắt của thị trường trong khi chi phí đầu vào phục vụ cho sản xuất vẫn ở mức cao, nhưng bằng chiến lược phát triển đúng đắn, khai thác có hiệu quả nguồn nguyên liệu Công ty đã ngày càng khẳng định vị thế của mình trên thương trường, trở thành thương hiệu có uy tín trong lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng lâm, nông sản.

Hiện nay, Công ty có 8 nhà máy sản xuất, trong đó có 1 nhà máy chế biến tinh bột sắn đóng trên địa bàn huyện Văn Yên; 4 nhà máy sản xuất giấy đế tại các huyện Văn Yên, Văn Chấn, Trấn Yên, Yên Bình; 2 nhà máy gia công vàng mã xuất khẩu tại thành phố Yên Bái và huyện Yên Bình; 1 nhà máy chế biến tinh dầu quế ở huyện Văn Chấn.

Có thể nói, cũng như nhiều doanh nghiệp khác khi tách ra khỏi “bầu sữa mẹ”, Công ty gặp không ít khó khăn do phải cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường. Trước thực trạng đó, Đảng ủy, Ban Giám đốc Công ty đã có những giải pháp tích cực và phù hợp, lãnh đạo, chỉ đạo Công ty hoàn thành toàn diện các mục tiêu đề ra.

Để đứng vững trên thương trường và thu hút được khách hàng, Công ty đã chủ động đầu tư, hiện đại hoá công nghệ sản xuất bằng hệ thống thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến của Hà Lan, Đài Loan. Bên cạnh đó, với đặc điểm là doanh nghiệp chế biến lâm, nông sản thực phẩm, nguồn nguyên nhiên liệu của các nhà máy đều là sản phẩm của nông dân nên Công ty luôn xác định phải đảm bảo lợi ích hài hòa của Công ty với người nông dân.

Công ty đã có nhiều chính sách hỗ trợ vùng nguyên liệu như: sửa chữa đường dân sinh, hỗ trợ canh tác sắn bền vững, hỗ trợ cây quế giống cho đồng bào vùng nguyên liệu quế huyện Văn Chấn… trị giá hàng tỷ đồng. Cùng với đó, thông qua việc thu mua nguyên liệu với giá cao để người nông dân có lãi, cơ chế thu mua hợp lý, thủ tục nhanh gọn, nhờ đó đã giúp người nông dân yên tâm đầu tư trồng mới vùng nguyên liệu để ổn định về diện tích và sản lượng cho các nhà máy.

Đặc biệt, để nâng cao chất lượng sản phẩm, cắt giảm chi phí đầu tư, Công ty luôn khuyến khích cán bộ, công nhân viên không ngừng nghiên cứu, sáng tạo, đưa ra các giải pháp làm lợi và đi kèm với đó là chính sách khen thưởng hợp lý. Đến nay, đã có 5 sáng kiến cải tiến được áp dụng làm lợi cho Công ty trên 2 tỷ đồng.

Ông Nguyễn Quốc Trinh – Phó Giám đốc Công ty cho biết: “Để đứng vững trên thương trường, Công ty xác định tiết kiệm nguồn nguyên liệu, nâng cao chất lượng sản phẩm bằng cách đầu tư vùng nguyên liệu, đổi mới công nghệ sản xuất mới có thể phát huy hiệu quả sản xuất kinh doanh. Trong sản xuất, luôn quan tâm thực hiện các chế độ với người lao động. Nhờ vậy họ yên tâm lao động sản xuất, gắn bó với doanh nghiệp”.

Nhờ có chiến lược kinh doanh hợp lý, hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty luôn phát triển vững chắc, các sản phẩm chủ lực của Công ty như tinh bột sắn, giấy đế, giấy vàng mã… ngày càng khẳng định được vị trí trên thị trường trong và ngoài nước. Tính riêng 9 tháng của năm 2016, Công ty đã đạt doanh thu 225 tỷ đồng, nộp ngân sách Nhà nước 20 tỷ đồng, giải quyết việc làm ổn định cho 700 người, trong đó 400 lao động thường xuyên với mức lương trung bình 4 triệu đồng/người/tháng. Bên cạnh việc tập trung phát triển doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, Công ty còn tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội góp phần không nhỏ cùng chính quyền địa phương thực hiện công cuộc xóa đói giảm nghèo.

Ghi nhận những thành tích đã đạt được trong những năm qua, Công ty cổ phần Lâm nông sản thực phẩm Yên Bái được Nhà nước, Chính phủ và UBND tỉnh Yên Bái tặng nhiều phần thưởng cao quý. Năm 2013, tập thể cán bộ công nhân viên và cá nhân ông Trần Công Bình – Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Giám đốc Công ty được Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng Ba; năm 2014, Công ty được Chính phủ tặng Cờ đơn vị xuất sắc; năm 2015 Công ty được UBND tỉnh Yên Bái tặng Cờ thi đua xuất sắc và đề nghị Chính phủ tặng bằng khen…

 Theo Văn Thông – Báo Yên Bái

Công ty cổ phần Lâm, nông sản thực phẩm Yên Bái khẳng định vị thế trên thương trường

Giấy đế, vàng mã của Công ty cổ phần Lâm nông sản thực phẩm Yên Bái là một trong những sản phẩm chủ lực xuất khẩu của tỉnh.
Ông Nguyễn Quốc Trinh – Giám đốc Công ty cho biết, hiện nay, Công ty có 8 nhà máy sản xuất, trong đó có 1 nhà máy chế biến tinh bột sắn đóng trên địa bàn huyện Văn Yên; 4 nhà máy sản xuất giấy đế tại các huyện Văn Yên, Văn Chấn, Trấn Yên, Yên Bình; 2 nhà máy gia công vàng mã xuất khẩu tại thành phố Yên Bái và huyện Yên Bình; 1 nhà máy chế biến tinh dầu quế ở huyện Văn Chấn.
Cũng như nhiều doanh nghiệp khác khi thực hiện cổ phần hóa, Công ty gặp không ít khó khăn do phải cạnh tranh gay gắt trong nền kinh tế thị trường. Trước thực trạng đó, Đảng ủy, Ban Giám đốc Công ty đã có những giải pháp tích cực và phù hợp, lãnh đạo, chỉ đạo Công ty hoàn thành toàn diện các mục tiêu đề ra.
Để đứng vững trên thương trường và thu hút được khách hàng, Công ty cổ phần LNSTP Yên Bái đã chủ động đầu tư, hiện đại hóa công nghệ sản xuất bằng hệ thống thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến của Hà Lan, Đài Loan.
Bên cạnh đó, với đặc điểm là doanh nghiệp chế biến LNSTP, nguồn nguyên nhiên liệu của các nhà máy đều là sản phẩm của nông dân nên Công ty luôn xác định phải đảm bảo lợi ích hài hòa của đơn vị với người nông dân. Công ty đã có nhiều chính sách hỗ trợ vùng nguyên liệu như: sửa chữa đường dân sinh, hỗ trợ canh tác sắn bền vững, hỗ trợ cây quế giống cho đồng bào vùng nguyên liệu quế huyện Văn Chấn… trị giá hàng tỷ đồng.
Cùng với đó, thông qua việc thu mua nguyên liệu với giá cao để người nông dân có lãi, cơ chế thu mua hợp lý, thủ tục nhanh gọn, thanh toán ngay khi cân hàng, nhờ đó đã giúp người nông dân yên tâm đầu tư trồng mới vùng nguyên liệu để ổn định về diện tích và sản lượng cho các nhà máy.
Hàng năm, Công ty đầu tư hàng trăm triệu đồng để sửa chữa đường giao thông khu vực khai thác lâm sản và tổ chức cho trên 40 lượt người là lãnh đạo địa phương và hộ nông dân tiêu biểu đi tham quan, giao lưu, học hỏi kinh nghiệm tại các địa phương trong và ngoài tỉnh.
Giám đốc Nguyễn Quốc Trinh chia sẻ: “Để khẳng định vị thế trên thương trường, Công ty xác định phải đổi mới công nghệ sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm; đầu tư vùng nguyên liệu bảo đảm luôn đủ nguyên liệu để sản xuất. Với quan điểm khi xây dựng một nhà máy sản xuất ở nơi nào thì phải mang lợi ích thiết thực cho địa phương và nhân dân ở đó nên Công ty đã ưu tiên tuyển dụng người lao động tại địa phương và các xã lân cận nơi có các nhà máy của doanh nghiệp hoạt động. Cùng với đó, Công ty luôn quan tâm thực hiện các chế độ với người lao động có vậy họ mới yên tâm lao động sản xuất, gắn bó với doanh nghiệp”.
Nhờ có chiến lược kinh doanh hợp lý và các giải pháp khắc phục khó khăn kịp thời nên hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty luôn phát triển, các sản phẩm chủ lực của Công ty như tinh bột sắn, giấy đế, giấy vàng mã… ngày càng khẳng định được vị trí trên thị trường trong và ngoài nước. Năm 2017, doanh thu Công ty đạt 272 tỷ đồng, nộp ngân sách Nhà nước 24,6 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 14,6 tỷ đồng.
Trong 6 tháng đầu năm 2018, Công ty đã đạt doanh thu 230 tỷ đồng, đạt 71,8% kế hoạch năm, nộp ngân sách Nhà nước 97,7 tỷ đồng, giải quyết việc làm ổn định cho gần 700 lao động với mức lương trung bình 5 triệu đồng/người/tháng. Bên cạnh việc tập trung phát triển doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, Công ty còn tích cực tham gia các hoạt động xã hội tại địa phương.
Hàng năm, các nhà máy của Công ty chủ động phối hợp, cùng các tổ chức đoàn thể tại địa phương thông qua các hình thức như kết nghĩa, giao lưu hoặc tham gia các hoạt động như văn nghệ, thể thao, nhân các ngày lễ, kỷ niệm tạo không khí vui tươi phấn khởi trong khu vực.
Bên cạnh đó, Công ty thường xuyên ủng hộ các quỹ do các cấp, ngành, địa phương phát động; tổ chức thăm hỏi, tặng quà các gia đình chính sách nhân các ngày lễ, tết, gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại các địa phương có nhà máy của Công ty hoạt động.
Hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả, Công ty cổ phần LNSTP Yên Bái không những khẳng định được vị thế trên thương trường mà còn góp phần không nhỏ cùng chính quyền địa phương các cấp thực hiện tốt công cuộc xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới.
Nguồn Hồng Duyên – Báo Yên Bái

Sản phẩm giấy vàng mã (Xuất khẩu thị trường Đài Loan)

Hiện nay Công ty có ba nhà máy sản xuất giấy đế với tổng sản lượng 4.000 tấn/năm và 02 dây chuyền gia công tiền vàng mã (xuất khẩu 100% Đài Loan với công xuất 2.500 tấn/năm). Sản phẩm của Công ty đã có uy tín với khách hàng trong nước và Đài Loan. Sản phầm sản xuất đến đâu tiêu thụ hết đến đó. Vì vậy Công ty đã sử dụng đồng vốn có hiệu quả.